Nhận đặt tiệc - nấu cỗ tại nhà

Công ty TNHH PTTM và SX Thành Long đã đi vào hoạt động được gần 10 năm chuyên về ăn uống và tổ chức sự kiện về nấu tiệc tại nhà, nấu cỗ tiệc cưới, tiệc hội nghị, sinh nhật, buffet.

Vịt quay quảng đông theo phương thức bí truyền

Vịt được chọn là giống vịt ngon có trọng lượng tầm gần 3kg, sau khi được chính đầu bếp người Trung Hoa tẩm ướp công phu theo phương thức bí truyền và quay trong lu gốm đặc biệt. Xem thêm...

Tiệc cưới tại nhà anh Thành

Tiệc cưới tại nhà anh Thành 1011C - tòa nhà chung cư an sinh - mỹ đình. Bữa tiệc diễn ra rất vui vẻ với sự góp mặt của người thân, bạn bè của anh chị..

Tiệc buffet tại công ty Việt Nhật

Tiệc buffet tại công ty Việt nhật nhân ngày khai trương. Chúng tôi xin chúc công ty Việt Nhật làm ăn phát đạt và đứng vững vàng trên thị trường...

Hệ thống nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5

Hệ thống nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5 bao gồm 4 nhà hàng ở các tọa độ Nghiêng 235 Mỹ Đình, Nghiêng 235 Mễ Trì, Nghiêng 235 Phú Diễn, Nghiêng 235 Nội bài

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Gỏi tôm thịt chua ngọt thanh mát dễ làm

Gỏi tôm thịt với cà rốt và dưa chuột giòn tan, kèm theo vị hơi chua chua, ngọt ngọt là một lựa chọn không thể bỏ qua bên cạnh những món ăn ngon nhiều đạm và protein. Cùng với dịch vụ nấu tiệc tại nhà tham khảo cách làm gỏi tôm thịt dưới đây nhé!
Gỏi tôm thịt thanh mát ngày giao mùa
Nguyên liệu làm gỏi tôm thịt
6 con tôm lớt tươi
1 lạng thịt nạc vai
1 củ cà rốt
½ củ hành tây
1 quả dưa chuột
1 thìa đường, 1 thìa dấm, 1 thìa nước mắm
2 quả ớt, 2 nhánh tỏi
Rau răm, rau húng bạc hà.
Cách làm gỏi tôm thịt
Bước 1: Hành tây thái mỏng theo chiều ngang. Ngâm trong bát nước lọc có pha dấm cho bớt hăng.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, nạo sợi. Dưa chuột rửa sạch, để nguyên vỏ nạo sợi (chỉ nạo đến hết phần thịt, không nạo phần hạt).
Bước 3: Tôm luộc chín, bóc vỏ, cắt đôi con tôm theo chiều dọc. Thịt nạc vai luộc chín, thái chỉ.
Bước 4: Chuẩn bị nước mắm chua ngọt: tỏi đập dập, ớt băm nhỏ. Hòa tan mắm, đường, dấm với tỏi, ớt đã băm.
Bước 5: Bày tôm, thịt, hành tây, dưa chuột, cà rốt, lá rau răm, lá húng bạc hà theo vòng tròn, ở giữa để bát nước mắm chua ngọt.
Bước 6: Khi ăn bạn rót nước mắm chua ngọt lên đĩa, trộn đều. Gỏi tôm thịt ngoài việc đổi món trong thực đơn hàng ngày có thể dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc nữa.
Nào còn chờ gì nữa, bắt tay thực hiện món gỏi tôm thịt chua ngọt thơm ngon ngay thôi, đảm bảo mọi người trong gia đình sẽ thích thú với món ăn này.
Chúc các bạn thành công nhé!


Khám phá ẩm thực hải sản tại Đà Nẵng

Đà nẵng là một thành phố nổi tiếng với những vẻ đẹp  thơ mộng,thiên nhiên hùng vĩ, một thành phố xanh-sạch- đẹp luôn là nơi hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và nghỉ dưỡng…Không những vậy khi đến với du lịch Đà Nẵng bạn còn được thưởng thức những món ăn  đặc sắc và hấp dẫn. Cùng tham khảo một số món hải sản thơm ngon tại Đà Nẵng dưới đây:
Mực Cơm Chiên Giòn
Mực cơm ở Đà Nẵng có màu tím hồng, mình tròn lẳn bằng khoảng ngón tay cái, tách ra trong ruột có phần cơm màu trắng, chính thành phần này làm tăng thêm hương vị riêng độc đáo của mực cơm.

Mực Cơm Chiên Giòn có mùi hương thơm lừng lan tỏa, vị tươi ngọt của thịt mực kết hợp với bột chiên, bạn sẽ có cảm giác hòa quyện giữa sự mềm mại và giòn tan vô cùng thú vị. Đặc biệt món này dùng nóng kèm với tương ớt và và một ít rau quả như cà chua, dưa leo tạo thêm vị tươi mát của món ăn.
Món Tôm Biển
Món“tôm biển” được ưa chuộng hơn cả bởi sự hấp dẫn của hương vị thịt tôm tự nhiên và sự bổ dưỡng mà món ăn mang đến cho người thưởng thức. Tôm ở đây có đủ các thể loại: nhỏ có, to có, tôm bạc, tôm rằn, tôm hùm…xứng tầm là món ngon Đà Nẵng.


Với món Tôm Biển du khách sẽ được thưởng thức vị ngọt đầm đà của tôm và hương thơm lừng của tỏi trong món “tôm hấp tỏi” hay vị thơm nồng giòn, mặn của món “tôm đất rang muối”, hoặc thưởng thức vị chua cay, nóng hổi của món “lẫu tôm”. Giờ đây món đặc sản tôm bình dân đã trở thành đặc sản Đà Nẵng mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.
Món Gỏi Cá Nam Ô


Gỏi cá Nam Ô hoàn toàn được chế biến bằng cá sống. Thoạt nghe, bạn đừng cảm thấy sợ, bởi gỏi cá ở đây, không giống những món gỏi cá sống thường thấy. Gỏi dễ ăn và có sự kết hợp giữa các loại rau, nước chấm vô cùng hợp lý, hài hòa.
Chỉ cần gắp một miếng gỏi cá Nam Ô, cuốn chung với các loại rau rừng tươi ngon, chấm vào chén nước chấm đặc quánh được chế biến dành riêng cho món gỏi, bạn sẽ thấy rất nhiều hương vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, ngon đến vô cùng. Bạn phải làm thêm một cuốn, một cuốn nữa, cho đến no mà không có cảm giác ngấy.
Món Ghẹ


Ghẹ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn nổi tiếng khác nhau như ghẹ hấp, ghẹ nướng, thịt ghẹ xào súp lơ… Nhưng tôi ấn tượng nhất với món ghẹ rang me.
Ghẹ rang me Món này có vị đậm đà, chua cay mặn ngọt rất hấp dẫn khiến cho món ăn nhiều đạm trở nên không bị ngán nữa.
Lẩu Hải Sản

Sau khi thưởng thức các món hải sản ngon lành thì một nồi lẩu hải sản với tôm, mực… bốc khói nghi ngút sẽ là lựa chọn vô cùng tuyệt vời để kết thúc nữa tối chủ đề “hải sản”. Là vùng ven biển, sẵn hải sản tươi ngon nên hải sản ở Đà Nẵng ngon, nước dùng lại càng đậm đà hương vị. Người nấu sẽ khéo léo nêm cho đủ vị chua cay của ớt, khế, cà chua, mè kèm xả, gừng thơm lừng vô cùng hấp dẫn.

Chúc các bạn có những chuyến đi đầy thú vị.
>> Xem thêm: dịch vụ nấu cỗ tại nhà hà nội

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Khám phá đặc sản Phú Yên

Phú Yên nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng với nhiều danh thắng và vịnh biển đẹp. Không những vậy, Phú Yên còn nổi danh với những đặc sản riêng có làm say lòng thực khách như cháo hàu, bò một nắng, sò huyết, bánh ướt… Hãy cùng F5 Nấu cỗ - Tiệc tại nhà khám phá đôi nét về ẩm thực và đặc sản Phú Yên nhé!
Bánh canh hẹ

Đây là món ngon Phú Yên nổi tiếng khắp nơi, mang đậm thương hiệu của người dân Tuy Hòa. Khi đến đây bạn có thể thường thức món này ở một quán bất kì ven đường vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Sợi bánh canh làm từ bột gạo, mềm mềm dai dai và không bở. Chả cá nguyên chất không pha trộn được chiên vàng rụm. Nước dùng ngọt và đậm vị. Nhưng điều làm nên sự khác biệt trong bánh canh của người dân Phú Yên có lẽ nằm ở màu xanh tươi cùng mùi thơm của hẹ.
Cá nục hấp

Đây là một món ăn Phú yên vô cùng dân dã. Khâu lựa chọn nguyên liệu là phần quan trọng nhất nên đòi hỏi phải luôn kĩ lưỡng. Cá được gọi là “chuẩn” để làm món phải còn săn chắc, mắt long lanh và chỉ to bằng hai ngón tay người lớn. Cá sau khi rửa sạch và sơ chế thì ướp với hành tím, hành lá, ớt cùng các loại gia vị cho thấm đều rồi hấp cách thủy. Cá không nên hấp quá lâu bởi khi chín mềm, món ăn sẽ không giữ được độ ngon vốn có. Món cá nục hấp ăn kèm với bánh tráng và các loại rau sống, chấm nước mắm chua cay hoặc mắm nêm.
Bò một nắng

Được làm từ thịt đùi và thịt thăn bò tươi, sau đó sơ chế kĩ rồi thái thành miếng mỏng, ướp các gia vị như đường, muối, bột ngọt, ớt rồi đem phơi một ngày, thành phẩm cho ra có tên gọi bò một nắng là do vậy. Thịt bò sau khi nướng chín trên bếp than hoa, người ta sẽ đập cho thịt bò mềm ra rồi xé thành từng miếng nhỏ dễ ăn. Bò một nắng thường ăn kèm với dưa leo, chuối xanh, các loại rau thơm và chấm muối kiến vàng của người dân tộc mới được coi là ngon đúng điệu. Đây là một trong những đặc sản Phú Yên nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua khi đến nơi đây.
Bò một nắng thường ăn kèm với dưa leo, chuối xanh, các loại rau thơm và chấm muối kiến vàng của người dân tộc
Cháo hàu
Món ăn vừa ngon vừa đơn giản được làm từ hàu chỉ có thể là cháo hàu. Dân Phú Yên có thể ăn cháo hàu vào mọi thời điểm. Hàu bên ngoài xấu xí, nhưng thịt bên trong trắng trẻo thơm ngon đến lạ kì. Hàu tươi chỉ cần xào qua với hành, muối, tiêu, nêm nếm cho vừa ăn rồi trút vào nồi cháo đã ninh mềm nhừ là sẽ cho ra ngay một món ngon quên cả đường về. Đây cũng là một đặc sản Phú Yên mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu có dịp ghé qua Phú Yên, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn thơm ngon này nhé.
>> xem thêm: đặt cỗ tại nhà hà nội

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Gà đông tảo nấu cá mòi lạ miệng

Gà Đông Tảo nấu cá Mòi nghe có vẻ lạ lẫm vì Gà và Cá không có vẻ liên quan đến nhau, ấy vậy mà khi kết hợp chúng lại với nhau ta sẽ có món ăn vô cùng hấp dẫn đó. Cùng tham khảo cách làm món ăn thơm ngon lạ miệng dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
Thịt gà Đông Tảo: 500 gr
Cá Mòi: 1 hộp
Cà Rốt: 2 củ
Tương cà: 3 muỗng.
Hành khô, gừng, gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Trước tiên, rửa sạch thịt gà đông tảo cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn hoặc tỉa hoa cho đẹp
Bước 3: Giầm thịt cá Mòi ra không cần nát quá.
Bước 4: Cho thịt gà vào tô, ướp gà với ít hành khô băm, tỏi băm, dầu mè, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa hạt nêm, ½ tương cà, ½ cá Mòi đã tán. Để thịt gà trong 1-2 giờ cho thấm
Bước 5: Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho chút dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi cho gà vào xào lăn.
Cho nước sâm sấp gà , nấu lửa riu riu, cho tiếp phần cá Mòi vào.
Tiếp đó, cho tương cà, nêm gia vị vào nồi gà cho vừa ăn.
Khi Gà mềm, nước cá Mòi hơi sền sệt, cho cà rốt vào nấu đến khi cà rốt mềm là được.
Trang trí: Cho gà nấu cá Mòi ra tô, trang trí cọng ngò cho hấp dẫn.
Lưu ý: Với món ăn này, bạn có thể ăn kèm với bánh mì, món ăn này phù hợp với mùa đông đấy.
Chúc bạn ngon miệng với món ăn này nhé!
>> Xem thêm: đặt tiệc tại nhà hà nội chuyên nghiệp

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Khám phá ẩm thực Đà Lạt với món bánh ướt lòng gà

Nhắc đến Đà Lạt chúng ta lại nhớ ngay đến những món ăn đặc sản nổi tiếng như: bánh tráng nướng, bánh căn, bánh xíu mại, bún bò,… và không thể không nhắc tới món bánh ướt lòng gà thơm ngon.
>> Xem thêm: dịch vụ đặt tiệc buffet Hưng Thịnh
Các địa điểm ăn uống ở Đà Lạt có phục vụ món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có lẽ có nhiều nhất ở khu vực Hòa Bình, ngay chợ Đà Lạt. Món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có thể xem là đặc sản ẩm thực của phố núi bởi sự độc đáo và lạ lẫm từ tên gọi đến hương vị của nó. Món bánh ướt lòng gà thực chất có cách chế biến không phức tạp, nhưng với người Đà Lạt, sự cầu toàn và bản chất thanh lịch đã làm cho món bánh ướt trở nên rất đặc biệt.
Người Đà Lạt làm bánh ướt khéo và rất cẩn thận: Gạo tẻ làm bánh phải là gạo ngon, mới để bánh thật thơm. Người ta ngâm gạo, xay bột, rong bột rồi trộn với một ít bôt năng cùng bột khoai mì, nước theo một tỉ lệ nhất định để bánh có độ dai khi tráng không bị vỡ. Khi tráng bánh, người tráng bánh cũng phải thật khéo để bánh đều mặt không bị chỗ dày chỗ mỏng. Về phần lòng gà và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng phải được chuẩn bị rất kỹ. Thường người ta chọn gà vườn không quá lớn, chắc thịt và thịt không được nhão hay quá dai.
Lòng gà được làm thật kỹ để không bị tanh mùi, khi làm sạch sẽ được ướp sơ qua một chút gia vị cùng một ít hành tỏi cho thấm, khi nào dùng thì mới xào chín để lòng gà được giòn thơm. Thịt gà thường được hấp hoặc luôc chín tới và xé phay. Khi dùng, người ta dùng đĩa sâu lòng hoặc loại tô nông, cho bánh ướt nóng mới tráng vào, thêm một ít rau thơm, ớt thái lát rồi cho lòng gà xòa chín và thịt gà lên trên rồi rắc thêm một chút tiêu. Kèm theo đĩa hoặc tô bánh ướt lòng gà là một chén nước mắm pha vừa ăn có một chút tỏi, cay, ngọt dịu nhưng đặm vị. Vị dẻo thơm và rất mới của bánh ướt nóng mới tráng, chút béo ngậy của lòng gà và ngọt ngay của thịt gà vườn rất chắc, quyện trong vị nước chấm đậm đà, cay vừa phải thêm một chút nồng của ớt lẫn rau thơm khiến món bánh ướt ngon đến lạ lùng.


Đừng quên thưởng thức món bánh ướt lòng gà thơm ngon khi du lịch tới thành phố tình yêu này nhé!

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Thưởng thức đặc sản chim cút quay

Chim cút quay – một đặc sản thơm ngon được mọi người rất yêu thích nhất là dân nhậu bởi vị thơm đậm đà mà món ăn mang lại. Món ăn được ưa chuộng ở tất cả các  vùng miền, mỗi vùng lại có cách làm chim cút quay khác nhau tùy vào khẩu vị của từng nơi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Chuẩn bị 1 nồi nước táu trần chim gồm:
Ngũ vị hương: 1 thìa cà phê
Rượu MQL: 2 thìa cà phê
Hạt nêm:2 thìa cà phê
Hoa hồi: 5 cánh
Hắc xì dầu: 1 thìa phở
Thảo quả: 1 quả
Mật ong (hoặc mạch nha): 1/2 thìa phở
Dầu hào: 1 thìa phở
Hành khô: 1 củ
Nước lạnh: 1 lít
Hạt tiêu sọ đập dập
Ớt khô ( nếu ăn cay)
Chú ý: Quế hồi thảo quả rang thơm nhé!
Chuẩn bị 1 bát nước quét bên ngoài lớp da gồm mật ong + hắc xì dầu
Cách làm:
Bước 1: Đun nồi nước táu 20 phút. Thả chim vào đun tầm 2-3 phút cho chim gần chín vớt ra để ráo
Bước 2: Xoa hỗn hợp mật ong và hắc xì dầu vào toàn bộ lớp da bên ngoài chim để khô ráo.
Bước 3: Đun dầu sôi, hạ lửa rồi thả chim vào chiên ngập dầu. Có thể chiên sơ khi ăn chiên lại thì da sẽ vàng giòn nhé!
Cách dùng: có thể pha muối chanh ớt thêm chút tương ớt và tỏi giã nhỏ để chấm chim nóng cho nó ngon miệng…

Chúc các bạn ngon miệng với món chim cút quay nha!
>> xem thêm: đặt tiệc dê đủ món tại nhà

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

6 món ăn dân dã khó quên khi tới Nghệ An

Nghệ An nổi tiếng với đặc sản tương bần và nhút nhưng những món ăn ngon dân dã như Bánh đa xúc hến, Bánh bèo Vinh, cháo lươn của Nghệ An cũng ghi được điểm cộng trong lòng du khách. Cùng điểm qua một số đăc sản tại vùng quê thanh bình này nhé!
1. Bánh bèo Vinh
Bánh bèo là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhất là giới học trò ở Vinh. Bánh bèo Nghệ An được làm từ bột lọc với nhân tôm thịt, xào lên cùng hành mỡ và ăn với rau mùi.Vị bánh bèo ngọt, trộn lẫn với vị bùi của tôm, của thịt xen vào chút cay cay nồng nồng của ớt chưng khiến đã ăn một đĩa lại muốn ăn thêm. Ở Vinh có nhiều nơi bán bánh bèo nhưng ngon nhất vẫn là bánh bèo ở đường Nguyễn Văn Cừ.


2. Bánh đa xúc hến
Bánh đa xúc hến là món nhậu quen thuộc những dịp bạn bè gặp nhau của người dân xứ Nghệ. Những con hến đãi từ sông Lam sẽ được sơ chế rồi xào cùng mỡ, sau đó lấy bánh đa Đô Lương giòn tan bẻ nhỏ làm thìa xúc hến xào thường thức. Món bánh đa xúc hến không thể thiếu được một số gia vị như ớt, rau sống và lạc giã dập. Khi ăn món này, bạn sẽ cảm nhận hương vị ngọt, thơm, cay, bùi, béo đầy quyến rũ.


3. Ngô nướng, mía hấp gừng
Đây là cặp đôi rất đường lòng người dân thành phố Vinh, đặc biệt khi trời lạnh. Ngô nướngVinh tưới qua một thứ nước sốt làm từ bơ và tương ớt, để vị cay, vị ngọt ngấm sâu vào những hạt ngô bé xíu rồi đem nướng lên than hoa. Món này ngon đến mức ai đã ăn một lần thì cứ nhớ mãi thôi.

Còn món mía hấp gừng thơm, ấm lại đặc biệt được ưa chuộng vào mùa lạnh. Cảm giác được thưởng thức những tấm mía nóng, thơm, ngọt trong những ngày trời lạnh thật tuyệt vời và đương nhiên vô cùng khó quên.
4. Bánh mướt
Nói tới ẩm thực Nghệ An, không thể không nhắc tới món bánh mướt. Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn lại thấy hương vị rất riêng biệt của người dân xứ Nghệ. Nguyên liệu chính làm bánh mướt là bột gạo pha chung với một ít bột lọc theo một tỉ lệ nhất định để khi tráng bánh mỏng nhưng không bị rách, bánh vừa mềm và hơi dai. Bánh có thể ăn kèm với thịt nướng, chả lụa, nước chấm bánh hay ăn kèm với súp lươn có vị chua ngọt của đường và chanh.


5. Cháo lươn, súp lươn
Nhắc đến ẩm thực Nghệ An, nhiều người nghĩ ngay đến món cháo lươn đã quá nổi tiếng với vị cay nồng đặc trưng. Cháo lươn Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô như cháo lươn ở Hà Nội mà miếng lươn đước để nguyên, vẫn mềm, ngọt, thấm đậm vị thơm cay của hành, của ớt, của tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ. Bát cháo múc ra được điểm mầu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn.


Súp lươn cay cũng là món ăn đường phố vô cùng quen thuộc của người dân Nghệ An. Lươn được chế biến thơm nức mũi với vị cay nồng cộng hưởng với mùi thơm đặc biệt từ rau răm và một ít cốt chanh khiến cho bát súp không thế hấp dẫn hơn.
6. Cháo canh
Cháo canh ở Nghệ An cũng tương tự như cháo canh Quảng Bình với nguyên liệu chủ yếu là bột mì nhào nhuyễn, cán mỏng và cắt thành những sợi nhỏ, đều đặn. Đợi khi đến nồi nước xương đã được hầm nhừ, thả những sợi mỳ trắng xóa vào, cho thêm tôm, thịt băm đã xào với hành khô phi thơm phức là bạn đã có một bát cháo canh ngon lành. Ăn món này bạn sẽ cảm nhậnđược vị dai của bột và thơm ngọt từ xương ninh, rất dễ ăn.


Chúc các bạn có chuyến du lịch vui vẻ với những món ăn đặc sản nơi đây nhé!